Ở bài trước chúng tôi đã giới thiệu về ý nghĩa con rồng trên thân trống bát nhã , tiếp theo bài này cơ sở muốn giới thiệu đến quý sư, quý khách hàng, quý phật tử cùng bạn đọc về quá trình khắc – chạm rồng lên thân trống bát nhã. Mời các bạn đón đọc.

 

Các bước để làm nên Trống Bát Nhã Chạm Rồng.

 

Bước đầu tiên: Chọn Gỗ

Để có thể chạm khắc rồng lên thân trống thì đòi hỏi thân cây gỗ làm ra trống bát nhã phải là 1 loại gỗ tốt và chắc , không bị tử gỗ cũng như không bị mối mọt .

Thường các loại gỗ mà cơ sở trống chuông phạm trường chọn để làm trống bát nhã sẽ là gỗ lim việt , lim lào , lim nam phi , gỗ gõ đỏ , gỗ sao và gỗ dỗi .

các bước làm nên trống bát nhã 

1 loại gỗ cần được kể tên đặc biệt dùng để làm trống bát nhã là gỗ mít. Nhưng hiện tại tìm ra được nguyên cây mít để làm trống chùa mặt 60 trở lên khá khó khăn. Và nếu có thì giá thành khá cao nên đa phần khách hàng bên cơ sở trống chuông phạm trường sẽ chọn 1 trong những loại gỗ đã được nêu bên trên .

Bước thứ 2 : khoét thùng trống bát nhã

Cưa – sẽ và khoét gỗ phía trong để tạo nên 1 bộ thùng trống. Các bước chi tiết thì mời quý khách xem ở bài này “

các bước tạo nên trống bát nhã

Bước 3 : Chọn thợ và bàn giao công việc chạm rồng lên trống.

Sau khi hoàn thành bước trên thì cơ sở chúng tôi sẽ gọi thợ chạm nhiều kinh nghiệm trong nghề về bàn giao cũng như làm hợp đồng về việc chạm rồng lên thân trống .

trống bát nhã chạm rồng  

Bước 4 : Phát thảo hình tượng rồng lên thân trống bát nhã

Mẫu được chọn điêu khắc lên thân trống sẽ là hình tượng rồng

Để biết Ý nghĩa của rồng trong điêu khắc mời bạn xem lại bài trước tại đây

Ý nghĩa việc khắc rồng lên thân trống

Bước này người nghệ nhân sẽ phát thảo hình tượng rồng lên thân trống bằng máy cưa nhỏ và máy tiện cầm tay được gọi là phát thảo thô. Tất cả được làm rất tỉ mỉ

trống bát nhã chạm rồng

trống bát nhã chạm rồng

Bước 5: đục chi tiết sản phẩm

Đục chi tiết chính là điểm gần cuối của quy trình điêu khắc sản phẩm  Bước này cho phép người thợ có thể loại bỏ những chi tiết thừa, tạo hình sắc nét những điểm đặc biệt.

Với người nghệ nhân tay nghề càng cao thì những chi tiết càng tinh xảo. Và với hình tượng Rồng Yêu cầu người thợ cần 1 một tay nghề tỉ mỉ và khéo léo để có thể tạo nên 1 tác phẩm hoàn thiện.

trong chua trong bat nha 14

Bước 6 : hoàn thiện sản phẩm Trống Bát Nhã Chạm Rồng – bàn giao và kết thúc hợp đồng .

Tác phẩm hoàn thiện vẫn còn thô ráp nên cần thêm một công đoạn nữa để hoàn thiện hơn đó là việc đánh bóng sẽ giúp bề mặt sản phẩm được láng mịn, có độ hoàn thiện cao hơn.

Công việc này thường được sử dụng bằng giấy ráp và sử dụng thủ công hoàn toàn bằng tay .

Sau khi đánh bóng công đoạn cuối cùng đó là sơn màu. Tùy thuộc vào loại gỗ mà người thợ có thể sơn phủ màu hoặc sơn bóng để đem lại hiệu quả tốt nhất cũng như tính thẩm mỹ về sau cho sản phẩm.

Bên cạnh đó cơ sở cũng sẽ tham khảo ý kiến của chính khách hàng về màu khách hàng muốn sơn lên trống .

trong chua trong bat nha 11

Ngoài có tác dụng làm đẹp thì lớp sơn còn có thể bảo quản gỗ khỏi mối mọt nấm mốc, gia tăng tuổi thọ cho tác phẩm.

Để hoàn thiện được sản phẩm trống bát nhã chạm rồng đẹp và tinh sảo thì người nghệ nhân phải tốn rất nhiều thời gian và công sức để từng chi tiết hoàn thành 1 cách xuất sắc nhất. Công việc này có khi phải mất từ 2 đến 3 tháng.

trong chua trong bat nha 13

Vì vậy những tác phẩm trống bát nhã điêu khắc rồng thường có giá trị rất lớn về vật chất cũng như tinh thần.

Hiện nay có rất nhiều công nghệ máy móc CNC có thể điêu khắc những chi tiết tinh xảo nhưng không thể thay thế được bàn tay người thợ mộc.

Đây chính là người nghệ nhân thổi hồn vào những tác phẩm. Đem lại giá trị tinh hóa văn hóa và tâm linh cho trống bát nhã, điều mà không máy móc nào có thể làm được.

trong chua trong bat nha 15 e1692264554206

Cảm ơn bạn đã tham khảo bài viết của cơ sở

Mời quý bạn đọc xem thêm nhiều video tại kênh youtube của cơ sở chúng tôi.


KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI