Đại Hồng Chung, nguồn gốc và ý nghĩa của Chuông Đại Hồng Chung

đúc đại hồng chung

 Chuông Đại hồng chung là một biểu tượng văn hóa – tâm linh thiêng liêng của nhà phật.

Vậy nên chúng ta không quá xa lạ về sự xuất hiện của Chuông Đại Hồng Chung trong tất cả các ngôi chùa lớn, nhỏ ở Việt Nam và trên toàn thế giới.

Nhưng để hiểu đại hồng chung là gì và ý nghĩa của nó đối với phật giáo như thế nào thì chắc ít các bạn tìm hiểu.Vậy hôm nay hãy cùng cơ sở Trống Chuông Phạm Trường cùng tìm hiểu về ý nghĩa của chuông Đại Hồng Chung nhé.

»» KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI ««Khong co tieu de 80 × 40 px 300 × 100

1. Chuông Đại Hồng Chung và nguồn gốc của tiếng chuông trong Phật Giáo.

“ Đại “ trong tiếng việt có nghĩa là “ to, lớn “ vậy nên Chuông Đại Hồng Chung có nghĩa là Chiếc Chuông lớn. Chuông Đại hồng chung là 1 biểu tượng tâm linh mang ý nghĩa đặc biệt trong nhà Phật .

Nhiều nguồn tài liệu khác nhau đều cho rằng quá trình đưa chuông vào tự viện và được sử dụng rộng rãi trong các chùa chiền Trung Quốc. Như sử liệu ghi lại chuông đã được sử dụng vào thời nhà Chu (557 trước TL- 89 TL).

nguon goc va y nghia dai hong chung

nguồn gốc và ý nghĩa chuông đại hồng chung

Xem thêm nhiều mẫu chuông Đại Hồng Chung mới nhất tại đây

Theo Cuốn Quảng Hoằng Minh Tập (số 2103) trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh ghi rằng vào thời Lục Triều (420 – 479) đã có nhiều lầu chuông. Năm Thiên Hoà thứ 5 (566) đời Bắc Châu, bài Nhị Giáo Chung Minh được khắc trên ba đại hồng chung lớn nhất thời bấy giờ. Hai cái trong 3 cái này được đúc vào năm 570 và 665 TL.

Tục Cao Tăng Truyện có ghi năm thứ 5 đời Tuỳ Đại Nghiệp (609), ngài Trí Hưng nhận lo việc chuông tại chùa Thiền Định ở kinh đô Trường An. Trong khoảng thời gian này và trở về sau, Bắc Châu không ngừng đúc hồng chung để an trí trong các tự viện.

duc chuong dong 1 duc chuong dong 7 duc chuong dai hong chung 1

đúc đại hồng chung

đúc đại hồng chung

Xem thêm các mẫu Trống Bát Nhã tại đây

Lại nữa, theo truyền thuyết cho rằng hồng chung là do Hoà Thượng Chí Công khởi xướng và vua Lương Võ Đế (thế kỷ thứ VI) thực hiện để cầu nguyện cho các thần thức bị đọa trong chốn địa ngục mà người Hoa gọi là chốn U Minh.

Tư liệu nguồn gốc về sự ra đời của Đại Hồng Chung cũng như Trống Bát Nhã khá hiếm nên để nói rõ hơn về nguồn gốc của Đại Hồng Chung cũng như Trống Bát Nhã thì chúng ta còn phải mất khá nhiều thời gian cho chuyến tìm hiểu này.

2. Ý nghĩa của Chuông Đại hồng Chung trong Nhà Phật.

Hiện nay, mỗi chùa, viện thường và có 3 loại chuông: chuông đại hồng, chuông báo chúng và chuông gia trì. Tuy nhiên ở bài viết này chúng ta chỉ đề cập đến chuông đại hồng chung nên chúng tôi sẽ nói về ý nghĩa của chuông Đại Hồng chung, còn ý nghĩa của 2 loại chuông báo chúng và chuông gia trì các bạn có thể tìm hiểu ở bài viết chúng tôi để link dưới đây .

Chuông đại hồng hay còn có tên gọi là chuông u minh, là chiếc chuông lớn thường được gióng vào đầu đêm và cuối đêm. Tiếng chuông đầu đêm nhắc nhở mọi người buông bỏ cơn vô thường, an yên bản thân để nghỉ ngơi. Tiếng chuông cuối đêm thức tỉnh mọi người, tỉnh táo trở dậy để tấn tu, bắt đầu một ngày mới.

duc chuong chua 2đúc đại hồng chung

Mỗi lần chuông đại hồng vang lên, đánh 108 tiếng, đại diện cho tiêu trừ 108 phiền não. Nghe chuông này tâm hồn thanh tịnh, tâm trí nhẹ nhàng, trút bỏ khổ não, tiến tới an vui.

Ngoài ra, trong chùa, tiếng chuông còn được sử dụng giống như phương tiện báo giờ. Mọi người thống nhất dùng tiếng chuông làm thước đo thời gian, tuân thủ thống nhất về thời gian tu tập, duy trì và bảo vệ truyền thống của nhà chùa và sự tôn nghiêm của Phật giáo.

đúc chuông đại hồng chung
đúc chuông đại hồng chung
Theo quan niệm, tiếng vang của chuông có thể thấu đến cõi địa ngục u ám, chúng sanh nào bị đọa nơi địa ngục nhờ nghe tiếng chuông này liền được giải thoát.

Thêm nữa, tiếng chuông thanh thoát của chùa có thể giúp cho loài quỷ đói được nhẹ bớt lòng tham lam, sân hận mà giải thoát khỏi kiếp ngạ quỷ. Ở các ngôi chùa Việt Nam hiện nay cũng như các chùa Trung Quốc thời xưa hoặc các chùa thuộc các nước theo Phật giáo Á Đông như Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc, thường có quả chuông lớn để thỉnh vào hai buổi sáng tối trong ngày khi cầu nguyện. Giờ thỉnh chuông buổi sáng lúc 4 giờ hoặc trước thời công phu buổi sang, tùy theo quy định của mỗi chùa.

Mỗi lần thỉnh chuông, âm thanh của chuông lan tỏa khắp nơi, lên tới trời xuống tận địa ngục, đánh thức tâm linh của những chúng sanh bị giam cầm trong ngục tối, khiến ma quỷ biết mà hồi tâm chuyển tính tu hành. Tiếng chuông chùa trở thành một biểu tượng của giá trị văn hóa – tâm linh nhà Phật.

Mời mọi người nghe tiếng chuông đại hồng chung của cơ sở tại đây.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *